Giáo trình Khoa học Trái đất

List PriceFrom 1.000 VNĐ

Nhà xuất bản
Đại học Cần Thơ
Khuôn khổ
16x24
Năm xuất bản
2022
Số trang
166
ISBN
978-604-965-977-5
Tác giả
Lê Văn Nhương, Lê Thành Nghề, Phan Hoàng Linh, Huỳnh Hoang Khả, Lê Đình Quế
Giới thiệu
Đọc thử

Giáo trình Khoa học Trái Đất được biên soạn hướng đến mục tiêu cung cấp tài liệu giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Địa lí, đồng thời là tài liệu tham khảo cho các chuyên ngành có liên quan đến mảng nội dung về Khoa học Trái Đất. Bên cạnh đó, giáo viên ở các trường phổ thông cũng có thể sử dụng như một dạng học liệu để hỗ trợ dạy học, đặc biệt là các hình ảnh, bảng số liệu, sơ đồ… 

Nội dung giáo trình Khoa học Trái Đất được bố cục gồm 6 chương:

Chương 1. Nhập môn Khoa học Trái Đất: Chương này khái quát những vấn đề chung nhất về Khoa học Trái Đất, định hướng nội dung nghiên cứu các chương khác và khái quát về những bộ môn khoa học có liên quan.

Chương 2. Trái Đất trong Vũ Trụ và Hệ Mặt Trời: Chương này khái quát các vấn đề cơ bản về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời, các hành tinh, các tiểu hành tinh,...; các giả thuyết về nguồn gốc Vũ Trụ và Thái Dương hệ như giả thuyết BigBang, giả thuyết của các tác giả C. Buffon, Jeans, Laplace, O. Y. Scmidth.

Chương 3. Các đặc trưng cơ bản của Trái Đất: Chương này cung cấp cho người học kiến thức về hình dạng, kích thước của Trái Đất; cấu tạo, các đặc tính vật lí, sự phân bố của lục địa và đại dương trên Trái Đất.

Chương 4. Vận động của Trái Đất: Chương này cung cấp cho người học kiến thức về các chuyển động của Trái Đất và hệ quả của nó bao gồm: vận động tự quay quanh trục, vận động quanh Mặt Trời và sự vận động của hành tinh đôi Trái Đất - Mặt Trăng.

Chương 5. Các hợp phần của Trái Đất: Chương này cung cấp cho người học kiến thức về đặc điểm các quyển của Trái Đất bao gồm Thạch quyển, Khí quyển, Thủy quyển, Thổ Nhưỡng quyển và Sinh quyển.

Chương 6. Các quy luật chung của Trái Đất: Chương này cung cấp cho người học kiến thức về khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện và ý nghĩa của các quy luật chung trên Trái Đất bao gồm: quy luật hoàn chỉnh và thống nhất, quy luật tuần hoàn vật chất và năng lượng, quy luật nhịp điệu, quy luật địa đới và phi địa đới.

Bên cạnh các kiến thức đã cung cấp, người học còn được rèn luyện kĩ năng thông qua các hoạt động học tập gắn với từng chương, từ đó, phát triển được các năng lực tự học, tính toán, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề,… và các năng lực đặc thù của khoa học Địa lí như: năng lực tổng hợp lãnh thổ, năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử dụng biểu đồ - tranh ảnh,…