Sách tham khảo Cây mè - Kỹ thuật canh tác ở Đồng bằng sông Cửu Long
List PriceFrom 1.000 VNĐ
- Nhà xuất bản
- Đại học Cần Thơ
- Khuôn khổ
- 16x24
- Năm xuất bản
- 2020
- Số trang
- 98
- ISBN
- 978-604-965-411-4
- Tác giả
- Huỳnh Kỳ, Lê Văn Vàng, Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Quốc Khương, Nguyễn Thị Thu Nga, Bùi Thị Cẩm Hường
- Giới thiệu
- Đọc thử
Thời gian thuê bắt đầu được tính từ thời điểm Đơn đặt hàng Được duyệt đến hết Số ngày thuê
Chọn số ngày thuê
Cây mè cây lấy dầu quan trọng trên thế giới (Zebib et al., 2015) và có khả năng chịu hạn tốt do hệ rễ phát triển mạnh và tính thích nghi ở nhiệt độ cao (Horacek et al., 2015). Do tính thích nghi tốt cây mè được các hộ gia đình ở các nước đang phát triển trồng luân canh với lúa để tăng thu nhập cho gia đình (Dossa et al., 2017). Ở đồng bằng sông Cửu Long, cây mè được bà con lựa chọn trồng luân canh với cây lúa. Luân canh trên nền đất lúa giúp hạn chế được suy thoái đất do canh tác lúa liên tục (Trần Bá Linh và Lê Văn Khoa, 2006). Ngoài ra, luân canh cũng làm hạn chế sâu bệnh trên lúa phát triển và có thể giúp cải thiện tính chất đất so với canh tác độc canh cây lúa (Nguyễn Minh Đông và ctv., 2009; Võ Thị Gương và ctv., 2010) và giúp cây lúa cho năng suất cao hơn (Lê Hồng Việt và ctv., 2018). Cây mè là một trong những cây trồng chịu hạn tốt, nhưng hạn ở giai đoạn trổ bông ảnh hưởng rất lớn đến năng suất mè (Dossa et al., 2017). Ngoài khả năng chịu hạn, cây mè được cho rằng là cây có khả năng chịu mặn trung bình (Oplinger et al., 1990).
Luân canh cây mè trên nền đất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu trong mùa khô. Tuy nhiên, việc trồng mè luân canh thường ít được quan tâm chăm sóc như ít hoặc không quan tâm tưới nước hay do thiếu nước tưới, bón phân và chăm sóc, trồng mè luân canh với lúa nằm ở vụ thiếu nước tưới và thời tiết nắng nóng. Theo Pham et al. (2010) trên là những nguyên nhân làm cho năng suất mè ở Việt Nam không cao, năng suất trung bình của cả nước là 500 kg/ha. Ở đồng bằng sông Cửu Long, trồng mè bà con thường không quan tâm đến việc làm đất đảnh rảnh cho thoát nước tốt, đất bị úng nước đây cũng là nguyên nhân làm cho cây mè bệnh héo chết cây con phát triển (Liu et al., 2014). Cây mè là cây trồng phát triển tốt ở vùng nhiệt đới và cây chịu nhiệt, cây mè được cho rằng là chịu hạn. Tuy nhiên, so với các loại cây trồng lấy dầu khác thì năng suất mè không ổn định vì dễ bị bệnh tấn công, chịu úng kém (Zhang et al., 2013).
Kỹ thuật canh tác mè ở đồng bằng sông Cửu Long tập trung vào việc làm đất, hạn chế bệnh héo chết cây con, đảm bảo được năng suất. Sách được xây dựng dựa trên tổng quan tài liệu, kết quả điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất mè ở Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, từ kết quả nghiên cứu tại Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học An Giang và những kết quả nghiên cứu ngoài đồng cũng như trong nhà lưới của đề tài A5, từ dự án nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ từ năm 2017 đến năm 2020. Sách được giới thiệu bao gồm về nguồn gốc phân loại, giá trị sử dụng và giá trị dinh dưỡng, đặc tính thực vật, yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây mè. Ở phần kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và bảo quản được trình bày các điểm cần lưu ý khắc phục dựa trên các kết quả nghiên cứu đã đạt được.
Mong rằng tập sách nhỏ này giúp ích được cho sinh viên ngành khoa học cây trồng nói riêng và các ngành học nông nghiệp nói chung trong học tập và bà con nông dân trong sản xuất. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hạn hẹp của tập sách còn một số vấn đề chưa được trình bày sâu hơn. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý bạn đọc gần xa.