Giáo trình Đánh giá tính dễ tổn thương về sinh kế vùng hạ lưu sông Mekong: Những giải pháp thích ứng để tăng cường năng lực của người dân vùng ngập lũ ở Việt Nam và Campuchia
List PriceFrom 0 VNĐ
- Nhà xuất bản
- Đại học Cần Thơ
- Khuôn khổ
- 21x29,7
- Số trang
- 54
- Năm xuất bản
- 2013
- ISBN
- 978-604-191-027-8
- Tác giả
- Nguyễn Duy Cần
Thời gian thuê bắt đầu được tính từ thời điểm Đơn đặt hàng Được duyệt đến hết Số ngày thuê
Chọn số ngày thuê
Tỉnh Kandal và An Giang, hai tỉnh biên giới giữa Việt Nam và Campuchia ở khu vực hạ lưu Sông Mekong và cũng chính là hai tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất do lũ và năng lực thích ứng vẫn còn hạn chế. Những giải pháp hiện tại thất bại trong việc nhận ra sự đa dạng về chiến lược sinh kế của người dân sống ở vùng lũ, năng lực thích ứng với lũ và thiếu thông tin về những tác động của những tình huống lũ khác nhau. Bằng cách xem xét một cách toàn diện và trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến những tình huống lũ khác nhau, nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận Khung sinh kế bền vững (SLF) và kết hợp với những công cụ và phương pháp khác trong đánh giá như (Đánh giá nông thôn có sự tham gia, hội thảo với các bên có liên quan, điều tra hộ và chỉ số tổn thương) để đo lường tính dễ bị tổn thương và tìm ra những giải pháp hỗ trợ chính sách để góp phần tăng cường năng lực thích ứng của người dân trong việc ứng phó với lũ. Đánh giá nông thôn có sự tham gia được thực hiện từ năm 2011 với mục tiêu tìm hiểu về tác động của lũ đến sản xuất nông nghiệp và sinh kế của người dân ở cấp độ cộng đồng. Điều tra nông hộ được thực hiện để đánh giá tính dễ bị tổn thương của những nhóm xã hội khác nhau đối với lũ tại hai tỉnh biên giới An Giang, Việt Nam và Kandal của Campuchia. Kết quả nghiên cứu cho thấy lũ gây ra nhiều thiệt hại nặng nề trong những năm gần đây ở cả hai nước. Hai tỉnh của địa bàn nghiên cứu được xem là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do lũ ở khu vực hạ lưu Sông Mekong do chịu sự ảnh hưởng kết hợp của lũ hàng năm và tình hình biến đổi khí hậu. Nơi đây, sinh kế của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tác động của lũ. Theo kết quả đo lường về chỉ số dễ bị tổn thương cho thấy tỉnh Kandal có chỉ số tổn thương cao hơn so với tỉnh An Giang (lần lượt là 0,406 và 0,0362), điều này đồng nghĩa với việc tính dễ tổn thương tại tỉnh Kandal là cao hơn. Chỉ số này khác nhau giữa như những nhóm xã hội khác nhau, những hộ nghèo thì gặp nhiều khó khăn hơn trong ứng phó với lũ và biến đổi khí hậu. Cũng theo kết quả, tại địa bàn nghiên cứu cho thấy có nhiều giải pháp thực tiễn và chiến lược tương lai được vận dụng để làm giảm nhẹ sự tổn thương do lũ, và những chiến lược này có liên hệ chặt chẽ với bối cảnh sinh kế của người dân. Tóm lại, những giải pháp và chiến lược thích ứng này cần phải quan tâm đến cả vấn đề quản lý thiên tai và làm giảm sự tổn thương sinh kế do tác động của biến đổi khí hậu.