Tham gia của nông dân trong chọn giống và canh tác lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam (Farmer participation in rice breeding and technical researches to climate change adaptation in the Mekong Delta, Vietnam)
List PriceFrom 0 VNĐ
- Nhà xuất bản
- Đại học Cần Thơ
- Khuôn khổ
- 16x24
- Năm xuất bản
- 2021
- Số trang
- 366
- ISBN
- 978-604-965-598-2
- Tác giả
- Huỳnh Quang Tín
- Giới thiệu
- Đọc thử
Thời gian thuê bắt đầu được tính từ thời điểm Đơn đặt hàng Được duyệt đến hết Số ngày thuê
Chọn số ngày thuê
“Cây lúa” đã tồn tại từ ngàn năm qua và hàng ngàn giống được biếtở các nước trên thế giới bao gồm Việt Nam, đặc biệt vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có hơn 1000 giống lúa cổ truyền. Sự đa dạng về giống lúa là nguồn vật liệu rất quí được thiên nhiên ban tặng cho con người để làm lương thực và nhà nông đã sáng tạo chọn lọc ra những giống thích nghi cho từng vùng canh tác. Thành quả của nhà nông - người chọn ra, bảo tồn và phát triển những giống lúa này cần được tôn vinh!
Vào thập niên 1960, “Cuộc cách mạng xanh vùng nhiệt đới” đã đánh dấu bằng sự ra đời giống lúa mang tên IR8 (năng suất cao, ngắn ngày, không đổ ngã và đáp ứng phân đạm cao) đã làm thay đổi kỹ thuật trồng lúa của nông dân. Việc chọn giống đã được phát triển nhanh chóng ở các nước và ở Việt Nam và nguồn lực - nhà khoa học tham gia ngày càng nhiều và hỗ trợ tài chính của chính phủ ngày càng lớn; thành tựu chọn tạo giống lúa mới ngày càng được biết đến với đóng góp quan trọng cho an ninh lương thực quốc gia và trên thế giới. Từ đó, vai trò của nông dân trong chọn giống dần bị lãng quên!
Năm 1979, Tiến sỹ Peter và ctv. đã xuất bản quyển sách “Cải tiến giống lúa” và đã nhấn mạnh “Người nông dân là một thành viên nghiên cứu”. Vào thập niên 1980, các nhà khoa học và lập sách của các tổ chức quốc tế đã có bước chuyển biến suy nghĩ về nông nghiệp; sự thừa nhận vai trò của người sản xuất ra lương thực, duy trì và bảo tồn cây lương thực và là người cải tiến giống cây trồng! Điều này ngày càng được hiểu rõ ràng hơn về vai trò quan trọng của nông hộ trong giữ gìn và phát triển đa dạng sinh học nói chung và cây trồng lương thực nói riêng. Những chuyển biến đã thể hiện qua những chủ đề tại các hội thảo, tựa đề sách và bài báo xuất bản như: Đưa nông dân vào tiến trình lai tạo giống cây trồng (Conny Almekinders and Jaap Hardon 2006); Chọn giống cây trồng có sự tham gia (Eyzaguirre and Iwanaga 1995); Phân quyền tham gia chọn tạo giống (Salvatore and Stefania, 2005), Chọn tạo giống và sự tham gia của nông dân (Ceccarelli và ctv. 2009), Giá trị chọn giống cây trồng có sự tham gia (SEARICE, 2007), và nhiều tư liệu khác. Qua các tiêu đề đó cho thấy nhà khoa học là người có kinh nghiệm trung tâm trong chọn giống, nhưng ngày nay Nhà nông là thành viên và là trọng tâm trong các chương trình chọn giống cây trồng (Robert Chambers and et al., 1989).
Đến thập niên 2010, sự thay đổi thời tiết đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nơi bị thiếu nước tưới do khô hạn, nước mặn xâm nhập, sâu - bệnh hại xuất hiện đã gây thiệt hại và giảm năng suất và chất lượng lúa gạo. Trước thực trạng này, nhiều nhà khoa học đã khuyến cáo rằng “chọn giống có sự tham gia” - tạo ra giống mới kháng sâu-bệnh, chống chịu môi trường bất lợi là giải pháp hiệu quả nhất, bên cạnh đó nghiên cứu kỹ thuật canh tác phù hợp để tối ưu hóa tiềm năng năng suất của giống cây trồng giúp mang lại lợi nhuận tốt hơn cho nhà nông.
Với các vấn đề nêu trên, Quyển sách này mong muốn gửi đến quí đọc giả cách tiếp cận “Nông dân tham gia trong chọn giống và nghiên cứu kỹ thuật ở ĐBSCL”. Tiến trình hình thành chọn giống cây trồng có sự tham gia (từ lai-chọn đến phóng thích giống lúa mới, sản xuất – cung cấp hạt giống cho sản xuất được mô tả ở các chương từ 1-6; những nghiên cứu kỹ thuật cùng thực hiện với nông dân được đánh giá rất thành công trong sản xuất lúa gạo tại nông hộ được mô tả ở các chương 7-11.
Hy vọng các nghiên cứu được giới thiệu trong quyển sách này là tiền đề phát triển tốt hơn mô hình “cùng nông dân trong nghiên cứu và phát triển nông nghiệp” cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.