Liên kết vùng phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa - gạo bền vững vùng ĐBSCL
List PriceFrom 1.000 VNĐ
- Nhà xuất bản
- Đại học Cần Thơ
- Khuôn khổ
- 16x24
- Năm xuất bản
- 2020
- Số trang
- 330
- ISBN
- 978-604-965-381-0
- Tác giả
- Lê Cảnh Dũng, Nguyễn Văn Sánh
- Giới thiệu
- Đọc thử
Thời gian thuê bắt đầu được tính từ thời điểm Đơn đặt hàng Được duyệt đến hết Số ngày thuê
Chọn số ngày thuê
Sản xuất lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng vai trò rất quan trọng với nhiều chức năng khác nhau như đảm bảo an ninh thực quốc gia, đóng góp bình ổn chỉ số giá tiêu dùng, tạm trữ và phản ứng nhanh với thiên tai dịch bệnh, nângcao thu nhập nông dân và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đồng thời, sản xuất lúa gạo vùng tạo nền tảng vững chắc về ngoại giao chính phủ, thúc đẩy thương mại, mậu dịch và xuất khẩu, đã đạt được các thành quả rất ấn tượng về tăng sản lượng nhờ tăng năng suất, thâm canh và tăng vụ. Tuy vậy, nhiều kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sản xuất lúa gạo của vùng ĐBSCL kém bền vững do cạnh tranh thị trường kém, thu nhập nông dân và kinh tế địa phương giảm theo thời gian, đặc biệt ở những nơi độc canh lúa. Song song đó, tác động biến đổi khí hậu và phát triển đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong đã tạo ra tác động kép làm cho sản xuất và tiêu thụ lúa gạo vùng kém bền vững và ngày càng nghiêm trọng. Nhận ra các thử thách nêu trên, Nghị quyết 120/NQ-CP (2017) về “phát triển bền vững ĐBSCL ứng phó biến đổi khí hậu” đươc Chính phủ đưa ra, trong đó, tầm nhìn và định hướng đến 2030 và 2045, ngành hàng lúa gạo trở thành vị trí thứ 3 sau thủy sản và cây ăn quả. Đồng thời, phải chuyển dịch ngành hàng lúa – gạo từ lượng sang chất, chuyển dịch đất trồng lúa bằng cách giảm diện tích canh tác lúa kém hiệu quả và lúa vụ 3 của vùng. Kỳ vọng sách chuyên khảo này sẽ đóng góp một phần về luận cứ khoa học nhằm hổ trợ phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa – gạo bền vững vùng theo định hướng chính phủ trong tương lai.
Thực hiện đề tài nghiên cứu và xuất bản sách chuyên khảo này, chúng tôi xin chân thành cám ơn Ban Chủ nhiệm Chương trình KH-CN Tây Nam Bộ, đặc biệt Phó Giáo sư Tiến sĩ Huỳnh Thành Đạt, Hiệu trưởng ĐHQG –TP.HCM, VP chương trình KH-CN vùng Tây Nam Bộ đã tạo cơ hội tài chính cho nghiên cứu. Chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và Phòng ban liên quan Trường Đại học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện và hỗ trợ để Viện NC Phát triển ĐBSCL tổ chức và thực hiện nghiên cứu này. Chân thành cảm ơn Vụ Nông nghiệp – Nông thôn, Ban kinh tế TW về hỗ trợ tổng hợp các chính sách liên quan. Đặc biêt, chúng tôi rất cám ơn bà con nông dân ở 6 HTX, Tổ kinh tế hợp tác và lãnh đạo Sở NN&PTNTAn Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, TP. Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng, Hiệp hội Lương thực ViêtNam (VFA), Viện NC lúa ĐBSCL và Giáo sư Eric Wailes, Giáo sư Durand Avola – Đại học Arkansas, Hoa Kỳ đã hỗ trợ tích cực về dự báo thị trường lúa – gạo Thế giới liên quan đề tài. Đề tài nghiên cứu tương đối rộng với nhiều lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ lúa-gạo và tiến hành với các cấp độ khác nhau, do vậy, nhóm tác giả sẽ không thể tránh khỏi các saisót hoặc chưa toàn diện về kết quả nghiên cứu như mong đợi. Vì thế, chúng tôi rất mong các độc giả, các nhà khoa học, các nhà quản lý và doanh nghiệp đóng góp thêm ý kiến để chúng tôi rút kinh nghiệm nhằm tiến hành nghiên cứu sâu hơn với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ được hơn 1,2 triệu hộ nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL có mức sông tốt hơn trong tương lai.