Giáo trình Lập trình hướng đối tượng
List PriceFrom 1.000 VNĐ
- Nhà xuất bản
- Đại học Cần Thơ
- Khuôn khổ
- 16x24
- Năm xuất bản
- 2016
- Số trang
- 250
- ISBN
- 978-604-919-588-4
- Tác giả
- Trần Công Án, Nguyễn Công Huy
- Giới thiệu
- Đọc thử
Thời gian thuê bắt đầu được tính từ thời điểm Đơn đặt hàng Được duyệt đến hết Số ngày thuê
Chọn số ngày thuê
Lập trình hướng đối tượng (Object Oriented Programming, OOP) là một phương pháp lập trình được sử dụng bởi hầu hết các ngôn ngữ lập trình phổ dụng hiện nay. Đây là phương pháp lập trình được đề xuất bởi Dr. Alan Kay vào những năm 70s. Mô hình mà phương pháp lập trình này đề xuất dựa trên khái niệm lớp và đối tượng, trong đó chương trình là một tập các đối tượng tương tác lẫn nhau. Có thể nói hướng đối tượng đã mang lại một cuộc cách mạng trong phương pháp lập trình. Sở dĩ phương pháp lập trình này trở thành một phương pháp lập trình phổ biến nhất hiện nay là vì mô hình mà phương pháp lập trình này lựa chọn là một sự trừu tượng hóa mạnh mẽ và linh hoạt dựa trên khái niệm đối tượng. Bản chất của thế giới thật là sự tương tác giữa các sự vật hay đối tượng, vì vậy việc lựa chọn mô hình đối tượng để mô hình hóa các vấn đề cần giải quyết giúp cho việc mô hình hóa các bài toán cần giải quyết vào trong mô hình của máy tính dễ dàng và linh hoạt. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi mà các hệ thống máy tính trở nên mạnh mẽ để không những được sử dụng để tính toán mà còn được sử dụng để giải quyết nhiều vấn đề trong thực tế.
Chính vì vậy, Lập trình hướng đối tượng trở thành một môn học chuyên ngành rất quan trọng trong chương trình đào tạo kỹ sư ngành công nghệ thông tin. Mặc dù nguồn tài liệu tham khảo của phương pháp lập trình này rất phong phú, đa phần các tài liệu tham khảo là tiếng Anh. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện biên soạn quyển giáo trình Lập trình hướng đối tượng này, nhằm làm phong phú thêm nguồn tài liệu tiếng Việt cho môn học này. Giáo trình này đặc biệt hướng đến độc giả là sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin. Nội dung giáo trình sẽ đi sâu vào giới thiệu tư duy của phương pháp lập trình hướng đối tượng và dùng ngôn ngữ lập trình Java để minh họa.
Ngôn ngữ Java được lựa chọn để minh họa cho phương pháp lập trình hướng đối tượng trong giáo trình này vì đây là một ngôn ngữ đơn giản, thân thiện và đặc biệt là thuần hướng đối tượng. Sự đơn giản của ngôn ngữ này giúp người học có thể tập trung vào tìm hiểu phương pháp lập trình, không bị phân tán bởi rào cản của ngôn ngữ lập trình. Ngoài ra, đây cũng là ngôn ngữ lập trình được sử dụng bởi nhiều môn học khác trong chương trình đào tạo kỹ sư công nghệ thông tin.
Kiến thức và phương pháp trình bày trong giáo trình này dựa trên kinh nghiệm học tập, giảng dạy học phần Lập trình hướng đối tượng và Ngôn ngữ lập trình Java của chúng tôi trong suốt từ những năm 2000 đến nay. Nội dung của giáo trình được chia thành 5 chương như sau:
- Chương 1 – Lập trình Hướng đối tượng: Trình bày tư duy cùng với các khái niệm, tính chất của phương pháp lập trình hướng đối tượng.
- Chương 2 – Ngôn ngữ lập trình Java: Trình bày các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình Java.
- Chương 3 – Lớp và đối tượng: Trình bày cách tạo lớp, đối tượng và việc khởi tạo cho các đối tượng trong Java. Chương này cũng trình bày phương pháp xử lý ngoại lệ trong Java.
- Chương 4 – Thừa kế và đa hình: Trình bày phương pháp sử dụng tính thừa kế trong Java để sử dụng lại mã và tổ chức lớp. Đồng thời, giải thích về ứng dụng của tính đa hình trong quản lý các đối tượng.
- Chương 5 – Nhập xuất trong Java: Trình bày các phương pháp nhập xuất trong Java, qua đó giúp nâng cao kỷ năng sử dụng lớp, đối tượng.
- Chương 6 – Lập trình giao diện đồ họa: Trình bày cách thức xây dựng giao diện đồ họa ở mức độ cơ bản. Mục đích chính của chương này giúp củng cố một số khái niệm trong lập trình hướng đối tượng như thừa kế, giao diện, lớp trừu tượng.
Các chương của giáo trình có thể được đọc theo thứ tự được trình bày trong giáo trình. Tuy nhiên, người đọc cũng có thể tiếp cận ngôn ngữ Java trước rồi mới đến phương pháp lập trình hướng đối tượng. Thứ tự tiếp cận các chương của giáo trình được đề xuất như sau:
Chúng tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông đã nhiệt tình góp ý cho nội dung của giáo trình này.
Do thời gian có hạn và lần đầu tiên biên soạn, tài liệu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý độc giả để quyển giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.