Quy trình kỹ thuật quản lý sâu xanh da láng, Spodoptera exigua (Lepidoptera: Noctuidae) gây hại trên hành bằng pheromone giới tính tổng hợp
List PriceFrom 0 VNĐ
- Nhà xuất bản
- Đại học Cần Thơ
- Khuôn khổ
- 16x24
- Số trang
- 32
- Năm xuất bản
- 2021
- ISBN
- 978-604-965-618-7
- Tác giả
- Lê Văn Vàng, Dương Kiều Hạnh, Triệu Phương Linh
- Giới thiệu
- Đọc thử
Thời gian thuê bắt đầu được tính từ thời điểm Đơn đặt hàng Được duyệt đến hết Số ngày thuê
Chọn số ngày thuê
Sâu xanh da láng, Spodoptera exigua (Lepidoptera: Noctuidae) là một trong những loài côn trùng gây hại chính trên hành tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do sâu có tính kháng thuốc cao, đa phần nông dân phải phun thuốc phòng trừ với liều lượng và tần suất lớn trong suốt vụ để kiểm soát chúng. Việc sử dụng lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả người sản xuất và người tiêu dùng. Thêm vào đó, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn làm ô nhiễm đất, nguồn nước và làm giảm giá trị cũng như sức cạnh tranh của loại nông sản này trên cả thị trường trong nước lẫn quốc tế. Mặt khác, đồng bằng sông Cửu Long còn là một trong những vùng đã đang và sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, biến đổi khí hậu làm thay đổi mối quan tương quan giữa cây trồng-dịch hại, dẫn đến ngày càng có nhiều loài mới hoặc loài thứ cấp bùng phát mà biện pháp sử dụng thuốc hóa học truyền thống không thể kiểm soát bền vững được. Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trên, việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các phương pháp nhằm thay thế hoặc sử dụng luân phiên với thuốc trừ sâu quản lý sâu xanh da láng trên hành và trên rau màu nói chung là một điều cần thiết. Đây là một hướng đi tốt để tiến tới tiếp cận nền nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và thỏa mãn yêu cầu cao của thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
Quyển sách này là một sản phẩm của Chương trình A-6 “Nghiên cứu bệnh và côn trùng gây hại và phát triển các công nghệ bảo vệ thực vật”, được tài trợ bởi Dự án Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ
VN14-P6 bằng nguồn vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản.
Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn JICA và Đại học Cần Thơ, chân thành cảm ơn tất cả những cá nhân và tổ chức đã hỗ trợ suốt thời gian nhóm thực hiện Chương trình nghiên cứu. Chúng tôi hy vọng những kiến thức được trình bày trong quyển sách này sẽ được sử dụng hiệu quả vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp cũng như trong phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.